Liên đoàn bóng đá châu Á - Các thành viên và thành tích nổi bật
Có thể bạn chưa biết, liên đoàn bóng đá châu Á có tới tận 47 thành viên cùng 5 khu vực khác nhau. Nó đã được thành lập từ rất lâu, cụ thể là năm 1954 và trụ sở hiện đang nằm tại thành phố Kuala Lumpur thuộc Malaysia.
AFC- hay liên đoàn châu Á đã và tổ chức rất nhiều giải đấu quan trọng. Họ sử dụng khẩu hiệu một châu Á một mục tiêu với cam kết đem lại không khí công bằng, hòa bình. Ngay bây giờ, hãy cùng Xoilac khám phá nhiều hơn về chủ đề này qua bài viết bên dưới.
1. Lịch sử ra đời ít ai biết của liên đoàn bóng đá châu Á
Lá cờ đặc trưng nền xanh của liên đoàn bóng đá châu Á
Liên đoàn bóng đá châu Á - Tiếng Anh Asian Football Confederation - Viết tắt AFC là cơ quan tổ chức và quản lý bóng đá, futsal và bóng đã bãi biển tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Châu Á. AFC cũng nằm dưới sự chi phối của FIFA.
Ngày 8 tháng 5 năm 1954, chính thức AFC được thành lập tại Manila, Philippines. Các quốc gia thành viên ban đầu gồm có Afghanistan, Đài Loan, Myanmar, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Iraq, Nhật Bản, Jordan, Korea , Lebanon, Malaysia, Pakistan có cả Việt Nam và nhiều nước khác.
Phải 2 năm sau, tức 1956, AFC mới tổ chức Cúp bóng đá châu Á lần đầu tiên. Tới những năm 1960 và 1970, liên đoàn này tiếp tục phát triển và mở rộng sự tham gia của các quốc gia thành viên. Trong giai đoạn này, nhiều quốc gia châu Á như Ả Rập hay Hàn Quốc đã bắt đầu có tiếng nói hơn trên bản đồ bóng đá thế giới.
Cho tới khoảng năm 2000, AFC trở thành một trong những liên đoàn châu lục mạnh mẽ, nhiều thành viên nhất trên thế giới. Các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia thuộc khu vực châu Á thường xuyên tham gia vào các giải đấu quốc tế và đạt được những thành tích đáng kể.
Hiện nay, AFC tiếp tục tổ chức nhiều giải đấu quan trọng như AFC Asian Cup và AFC Champions League. Chủ tịch của liên đoàn đang là ông Salman bin Ibrahim Al Khalifa.
2. Các thành viên, khu vực thuộc quản lý của AFC
Các thành viên của AFC được tô màu xanh lá cây và xanh da trời
Tính đến tháng 9 năm 2023, liên đoàn bóng đá châu Á hiện đang có 47 thành viên và chia thành 5 khu vực. Đã có một số nước đề xuất thành lập liên đoàn Tây Nam Á nhưng không được FIFA chấp thuận:
-
Liên đoàn Tây Á: Gồm các thành viên sáng lập của là Iran , Iraq , Jordan , Lebanon , Palestine và Syria. Năm 2009, có thêm 3 nước gia nhập là Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen. 4 quốc gia khác tham gia vào năm 2010 gồm có Bahrain, Kuwait, Oman và Ả Rập Saudi. Iran rời liên đoàn vào ngày 10 tháng 6 năm 2014 và gia nhập Liên đoàn bóng đá Trung Á .
-
Liên đoàn bóng đá Trung Á: Gồm có 6 thành viên là Afghanistan, Iran, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Đây là liên đoàn nhỏ và không tổ chức quá nhiều giải đấu.
-
Liên đoàn bóng đá Nam Á: Các quốc gia thành lập ban đầu của SAFF bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Bhutan đã gia nhập vào năm 2000, trong khi Afghanistan gia nhập vào năm 2005. Đội tuyển của Ấn Độ đang là nhà vô địch SAFF.
-
Liên đoàn bóng đá Đông Á: Hay còn gọi là EAFF và gồm các thành viên là Trung Quốc, Đài Bắc Trung Hoa, đảo Guam, Hồng Kông - Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Macau, Bắc Mariana
-
Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á: Viết tắt AFF và được thành lập vào ngày 31 tháng 1 năm 1984 và có 6 thành viên sáng lập ban đầu là Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan. Sau này có thêm Việt Nam, Đông Timor, Lào, Campuchia và Myanmar. Mới đây còn có thêm Úc tham gia.
AFC cũng có nhiều cựu thành viên như Israel, New Zealand, Kazakhstan.
3. Thành tích nổi bật của liên đoàn châu Á
Liên đoàn châu Á ngày càng được thế giới biết đến nhiều hơn
Kể từ khi thành lập đến nay, AFC đã tạo nhiều dấu ấn trên bản đồ bóng đá toàn cầu. Có nhiều cầu thủ đã khẳng định vị thế của mình tại trời Âu, bên cạnh đó một số quốc gia còn đạt thành tích cao tại các kỳ World Cup.
Năm 2002, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đồng tổ chức World Cup và riêng Hàn Quốc đã lọt vào bán kết, họ trở thành đội tuyển châu Á đầu tiên thực hiện điều này. Dù vậy trong năm đó, Hàn Quốc đã gây ra nhiều tranh cãi về việc gian lận trong công tác trọng tài.
Những quốc gia như Iran, Úc và Saudi Arabia cũng đã thường xuyên tham gia vào giai đoạn vòng trong của các kỳ World Cup. Tuy nhiên khi gặp các đội mạnh đều bị loại.
Năm 2022, Qatar lần đầu tiên đăng cai 1 kỳ World Cup. Dù có nhiều tranh cãi xoay quanh nhưng họ vẫn tổ chức nó khá thành công. Sau lần này, bóng đá Châu Á ngày càng được bạn bè thế giới biết tới nhiều hơn.
Số cầu thủ Châu Á chơi bóng tại Châu Âu cũng không hề nhỏ. Ước tính có khoảng trên dưới 500 chân sút đang thi đấu chuyên nghiệp tại lục địa già và con số này đang ngày càng tăng lên.
Một số cầu thủ nổi tiếng tới từ Châu Á có thể kể đến Son Heung Min - cầu thủ người Hàn Quốc hiện đang là đội trưởng ở CLB Tottenham. Hidetoshi Nakata - một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất của Nhật Bản từng đã chơi cho nhiều câu lạc bộ lớn ở Ý và Anh.
Ngoài ra còn có Park Ji-sung - biểu tượng của bóng đá Hàn Quốc và được biết đến với vai trò quan trọng ở Manchester United trong giai đoạn Sir Alex Ferguson nắm quyền. Ali Daei - người ghi 100 bàn thắng cho đội tuyển quốc gia Iran.
Các cái tên nổi tiếng khác gồm Shinji Kagawa, Hossein Kana Azadegan, Minamino, Yoshida, Mitoma, Nguyễn Quang Hải…
3. Một số kiến thức thú vị về liên đoàn bóng đá châu Á
Giải đấu AFC Asian Cup còn được xem là WC của riêng người Châu Á
AFC Asian Cup được xem là giải đấu hàng đầu Châu Á, nhiều người còn ví nó là Euro của lục địa này. Được tổ chức lần đầu từ năm 1956, AFC Asian Cup là giải đấu vô cùng quan trọng, nơi hội tụ nhưng quốc gia mạnh nhất như Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Saudi Arabia. Năm 2024, giải đấu sẽ được tổ chức lần thứ 18 trên đất Qatar.
Nếu AFC Asian Cup là Euro thì AFC Champions League cũng giống với UEFA Champions League. Đây là giải đấu câu lạc bộ châu Á quan trọng nhất. và là nơi hội tụ những đội bóng hàng đầu từ khắp các khu vực. Độ nổi tiếng của Al Nasar, Al Hilal hiện nay cũng chả thua kém gì so với Real Madrid hay Manchester United.
AFC một năm tổ chức khoảng trên dưới 15 giải đấu lớn nhỏ khác nhau. Trong đó có một số giải có cái tên khá xa lạ với những người hâm mộ bóng đá Việt Nam như AFC Solidarity Cup, AFC Beach Soccer Asian Cup, AFC Women's Club Championship, Women's Asian Indoor and Martial Arts Games Futsal Tournament…
AFC được coi là liên đoàn có nhiều giải đấu nhất thế giới, họ cũng là một trong các cái tên có nhiều thành viên nhất. Bên cạnh đó, liên đoàn bóng đá Nam Á và Đông Nam Á được coi là vùng trũng của bóng đá thế giới. Đó cũng là vấn đề mà AFC đang cố gắng cải thiện từng ngày nằm mang lại sự công bằng.
Trụ sở chính của AFC hiện nằm tại Kuala Lumpur, Malaysia. Và nhiều người cho rằng các quyết định của liên đoàn này thường có lợi cho người Malaysia tuy nhiên sự thật thì đây là một liên đoàn khá liêm chính.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam của chúng ta nằm dưới sự quản lý của liên đoàn bóng đá Đông Nam Á AFF. AFF lại tiếp tục nằm dưới sự quản lý của liên đoàn bóng đá Châu Á AFC. Và cuối cùng AFC lại nằm dưới sự quản lý của liên đoàn bóng đá thế giới FIFA.
Hy vọng, qua bài viết trên các bạn đã có được những kiến thức tổng quan nhất về chủ đề liên đoàn bóng đá châu Á. Có thể thấy AFC có nhiều thành viên, nhiều giải đấu và đang vươn lên thành một trong những tổ chức hàng đầu.